Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Putin trong vũng lầy Ukraine
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Những cuộc đàm phán giữa Mỹ, Nga và Liên minh Châu âu trong cuộc xung đột tại Ukraine nhằm tái lập an ninh và quan hệ với u châu trong nhiều tháng ngày qua đã thất bại, đưa đến hành động Tổng thống Putin xua quân tấn công Ukraine. Đây chỉ là vấn đề thời gian như những dự đoán của các nhà chiến lược trước đây.


Người ta không lạ khi thấy Nga dùng toàn lực để có thể chiếm thủ đô Kyiv, giải thể chính quyền do Tổng thống Volodymyr Zelensky cầm đầu, thành lập chính phủ bù nhìn thân Nga, kiểm soát các quyết định chính trị cần thiết nhằm duy trì vùng đệm giữa NATO và Liên minh Châu âu cùng Nga. Sự sụp đổ chế độ thân Nga do cựu Tổng thống Viktor Yanukovych vào tháng 2 năm 2014 buộc Tổng thống Putin phải đánh giá trở lại chiến lược của Nga nhằm duy trì kiểm soát Ukraine. Trong khi đó, chính quyền mới của Ukraine có khuynh hướng ngã dần về phương Tây và mong muốn được gia nhập NATO cùng khối EU. Suy đi nghĩ lại Putin không thể tin tưởng và lệ thuộc vào chiến lược ủy nhiệm nên đã cưỡng chế bằng con đường vũ lực, song song với chính sách cô lập kinh tế. Cả 2 phương pháp tiếp cận có cùng một mục tiêu chiến lược là khống chế toàn lực hệ thống chính trị về đối nội cũng như đối ngoại của Ukraine.

Nhìn lại trong quá khứ khi thoả thuận ngưng bắn với phe ly khai thân Nga ký kết vào tháng 9 năm 2014 đã thất bại. Phản ứng đầu tiên trước sự trỗi dậy của chính phủ Kyiv có khuynh hướng thân Tây phương, Putin xua quân tiến chiếm Bán đảo Crimea bằng vũ lực. Cuộc xâm lược được coi như hành động cảnh cáo nhằm phòng thủ Nga, áp lực lên chính quyền Ukraine bảo vệ quyền lợi của Moscow. Nơi đóng giữ vĩnh viễn quan trọng của hải cảng Biển Đen Nga. Biết được những hạn chế ấy cho nên chính quyền Kyiv không phản đối bằng hành động quân sự mà im lặng hầu như mặc nhiên công nhận để Nga chiếm Crimea. Sau đó, Putin đã đưa tầm nhìn chiến lược bước xa hơn về hướng Đông, bằng hình thức thúc đẩy tính hợp pháp của thành phần ly khai thuộc Donetsk và Luhansk, tổ chức lực lượng quân sự chống lại đạo quân tình nguyện của Ukraine. Putin đã thành công trong việc thiết lập chính quyền bù nhìn Donetsk và Luhansk qua cuộc bầu cử với danh nghĩa chính quyền do dân chọn lựa với tên gọi Cộng Hoà Nhân Dân Donetsk và Luhansk (Donetskaya Narodnaya Respublika và Luhanskaya Narodnaya Respublika). Cho đến thứ Hai ngày 22 tháng 2/2022 Putin đã công nhận Donetsk và Luhansk độc lập, cung cấp thiết bị quân sự, y tế v.v… Sự trợ giúp của Nga đã trở nên quan trọng cho sự tồn tại của phe ly khai. Và ngày nay khi Nga tấn công Ukraine trực tiếp tạo thêm sức mạnh cho Donetsk và Luhansk. Khi Nghị định Minsk thành hình trên phương diện pháp lý, Nga đã thành công trong việc hợp thức hoá cho thành phần ly khai. Đây là mục tiêu quan trọng mà ông Putin theo đuổi. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên với tham vọng kiểm soát hoàn toàn Ukraine mà Moscow đã chuẩn bị từ mùa hè năm 2014.

Ông Putin và các cố vấn quân sự tin rằng chỉ trong 2 ngày quân Nga sẽ chiếm trọn thủ đô Kyiv, và Bộ quốc phòng Hoa Kỳ ước độ 1 tuần. Tất cả dự đoán trên đều sai và ngày nay đã vượt qua những tiên liệu trên, và Kyiv vẫn còn Kyiv. Điều ấy chứng tỏ kẻ xâm lăng không thể thắng được lòng yêu nước. Chính vì lòng dũng cảm của quân, dân Ukraine nên cuộc đàm phán đã diễn ra sau 2 tuần trong lúc vừa đánh vừa đàm. Mục tiêu đàm phán ông Putin sẽ hướng tới điều kiện giữ lại tính hợp pháp của Crimea và bảo đảm sự công nhận cho cộng hoà nhân dân Donetsk và Luhansk. Các quốc gia trên đã ly khai và tuyên bố nhiều khu vực thuộc quyền kiểm soát của họ. Thêm một điều kiện khác nữa là Ukraine không được gia nhập NATO, giữ vị trí trung lập và không cho phép phương Tây cài đặt các giàn hoả tiễn uy hiếp Nga.

Sỡ dĩ ông Putin đưa ra những đòi hỏi trên vì ông cho rằng một Ukraine trở thành thành viên NATO sẽ uy hiếp trực tiếp nước Nga. Trong khi đó ông cho rằng Ukraine ngày nay có được vị thế là nhờ Lenin người đã chuyển tải các tổ chức hành chánh, ngân hàng, kỹ thuật cho Ukraine. Tóm lại, dưới tầm nhìn của Putin, Ukraine hiện đại hoàn toàn do Nga tạo ra, như trong bài phát biểu trước đó vài ngày khi ra lệnh tấn công. Một khía cạnh nổi bật khác biện minh cho cuộc tấn công do yếu tố lịch sử và biên giới. Biên giới được phân chia theo quan niệm của kẻ mạnh hoặc yếu tố lịch sử mà ông Putin cho rằng lãnh thổ của Nga nằm sâu trong lãnh thổ Ukraine. Và rồi Putin đã bác bỏ Hội nghị Hoà bình Paris 1919-1920 ngay sau khi Liên bang Sô viết thành hình. Đây còn là lý do để ông Putin chỉ trích Lenin trong diễn văn vừa qua trước khi tấn công Ukranie.

Một ý tưởng khác trong hệ tư tưởng của Putin cho rằng, chủ nghĩa thực dân châu u đã áp đặt ranh giới trên phần lớn thế giới, đặc biệt châu Phi và châu Á. Những ranh giới nầy có vấn đề, bởi chúng được phân định một cách mơ hồ. Cho nên đã đến lúc Nga cần đặt lại vấn đề Hội nghị Hoà bình 1919-1920. Vì thế, trong não tạng của Putin đang tạo ra một kịch bản mới của chủ nghĩa đế quốc mà ông đã thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược của mình bằng lộ trình làm sống lại một Liên bang Nga do Nga và bởi Nga.

Một yếu tố tiếp theo, để biện minh cho hành động xâm lăng của mình, Putin cho rằng chính quyền thân Tây phương của Ukraine đã cho phép Hoa Kỳ bí mật thiết lập cơ sở hạt nhân trên phần đất của mình. Đây là một áp lực lớn uy hiếp cho an ninh của Nga. Vì thế động lực xua quân tiến đánh Ukraine là trực tiếp bảo vệ nước Nga.

Theo quan niệm của Putin cùng lãnh đạo Nga cho rằng chiến thắng Ukraine được định nghĩa dưới nhiều hình thức khác nhau. Như trường hợp Syria, chiến thắng không nhất thiết đưa đến cuộc dàn xếp lâu dài. Tại Ukraine chỉ cần có một chính phủ thân Nga hay nói đúng hơn là bù nhìn cho Nga hoặc áp lực Ukraine không gia nhập NATO và duy trì vai trò Trung Lập. Như thế nghĩa là Moscow đã chiến thắng. Chính thế, Nga đã sử dụng toàn lực sức mạnh quân đội, đồng thời áp dụng chiến thuật tấn công mạng để làm tê liệt mọi sinh hoạt của Ukraine trong giai đoạn khởi chiến. Như thế với bất kỳ kết quả nào đạt được, Ukraine sẽ bị tách rời ra khỏi phương Tây và u châu sẽ mang một bộ mặt mới có nhiều sắc thái đậm nét Nga nhiều hơn trước chiến tranh. Điểm khác vai trò của Hoa Kỳ và NATO sẽ không còn ảnh hưởng như trước đây. Quan niệm nầy chưa chắc đã chính xác do bởi cuộc xâm lăng của Nga đã đưa đến nguyên nhân Hoa Kỳ và khối NATO đoàn kết nhiều hơn, qua chuyến viếng thăm châu u vừa qua của Tổng thống Joe Biden. Mục đích chuyến viếng thăm nầy Hoa Kỳ tái khẳng định vai trò của mình trong khối NATO và tác động tính đoàn kết hơn nữa để chống lại tham vọng làm sống lại Liên bang Sô viết thứ 2 của Putin. Tuy nhiên, ngoại trừ Phần Lan và Thuỵ Điển, khối NATO sẽ không đủ ma lực để các quốc gia hiện ở ngoài gia nhập do bởi bài học Ukraine.

Ngoài ra, Hoa Kỳ và khối châu u sẽ tiếp tục ở trong tình trạng chiến tranh kinh tế với Nga. Phương Tây sẽ tìm cách thực thi các biện pháp trừng phạt sâu rộng. Dĩ nhiên, Nga sẽ đáp trả khi họ đạt được các mục tiêu chính trị của mình bằng các biện pháp quân sự, kiểm soát mạng và năng lượng. Điều không thể phủ nhận Nga là quốc gia có quân đội và vũ khí mạnh nhất so với những quốc gia trong khối NATO tại châu u, nếu không có sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ. Nhưng hiện nay Nga đang tứ bề thọ địch, Bắc Kinh rồi đây sẽ đóng vai trò hậu thuẫn kinh tế cho Nga để giải vây và chống lại chủ nghĩa bá quyền của Hoa Kỳ trên thế giới. Nhưng hành động của Trung Quốc hỗ trợ Nga ở mức độ nào còn là một ẩn số mà Hoa Kỳ chưa phản công và áp dụng.

Chuyện sẽ đến và đã đến, Ukraine ngày nay đổ nát tan hoang, nhưng ông Putin người chịu trách trong cuộc xâm lăng nay đã thấm đòn và lún sâu vào vũng lầy khó rút. Tinh thần yêu nước và sự chiến đấu can trường cùng sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ cùng các quốc gia trong khối NATO đã cho ông thêm bài học rằng Ukraine là một cục xương lớn khó nuốt trôi. Chúng ta hy vọng Tây phương và Hoa Kỳ nên tìm kiếm một giải pháp tương đối để Nga rút ra khỏi Ukraine trong danh dự. Dĩ nhiên, điều khôn ngoan nhất là không nên dồn con gấu Bắc cực vào chân tường./.
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Vết giày xâm lược của Vladimir Putin (05-03-2022)
    Những giới hạn trong tiến trình hình thành vũ khí hạt nhân của Iran (02-02-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Tập Cận Bình (08-01-2022)
    Một Năm Nhìn Lại (15-12-2021)
    Tiền đồn chiến lược quân cảng Ream và Dara Sakor (18-11-2021)
    Chiến lược bao vây Trung Quốc tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (31-10-2021)
    Kabul! Kabul! Con đường phía trước (22-08-2021)
    Vai trò chuyển tải thông điệp Liên minh Á châu của tướng Lloyd J. Austin (31-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Điểm bắt đầu hay sau cùng của tội ác chiến tranh (05-06-2021)
    Sự tương phản giữa John Lock & Karl Marx (17-04-2021)
    Tranh chấp Biển Đông không còn là ẩn số (28-03-2021)
    Trung cộng trước vành đai chiến lược của Hoa Kỳ. (10-03-2021)
    Trục Quay Chiến Lược (02-02-2021)
    Chính sách đối ngoại của Joe Biden; nếu trúng cử. (21-10-2020)
    Liên Minh Á Châu (12-09-2020)
    Trung cộng trước cơn thịnh nộ của Hoa kỳ (09-08-2020)
    Có hay không có Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ). (05-07-2020)
    Bản chất và hiện tượng của lãnh đạo Bắc Kinh (22-06-2020)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152825195.